Gần đây tôi hay bị rong kinh, ban đầu kinh ra nhiều nhưng sau đó ít dần, đến cả tháng nay vẫn bị rong kinh. Tình trạng của tôi có mẹo vặt chữa rong kinh hiệu quả nào và dễ áp dụng không bởi hiện tại tôi đang nuôi con nhỏ nên không dám uống thuốc tây nhiều.
Hiện tượng rong kinh bạn đang gặp phải có thể do tình trạng rối loạn nội tiết tố sau sinh. Có rất nhiều trường hợp bị rong kinh sau sinh do cơ thể chưa tự điều hòa lại hai hormone Estrogen và Progesterone. Sự mất cân bằng này dẫn tới rối loạn kinh nguyệt sau sinh, gây rong kinh kéo dài, có trường hợp bị rong kinh cả tháng.
Để khắc phục, bạn nên tới các cơ sở y tế thăm khám. Nếu muốn áp dụng các cách chữa rong kinh tại nhà hay các mẹo vặt chữa rong kinh, bạn cần xem cơ địa có bị dị ứng với các nguyên liệu đó hay không.
![]() |
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài gây mất máu nhiều |
1. CÓ CHỮA RONG KINH TẠI NHÀ ĐƯỢC KHÔNG?
Rong kinh là tình trạng kinh nguyệt kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh bị mất nhiều, vượt quá 80ml/chu kỳ. Rong kinh có thể do nhiều nguyên nhân như thay đổi nội tiết tố khi dậy thì, sau sinh hoặc tiền mãn kinh hoặc do yếu tố bệnh lý liên quan đến buồng trứng và tử cung.
Tùy từng nguyên nhân sẽ có các cách điều trị rong kinh khác nhau. Nhiều chị em thường mách nhau các cách chữa rong kinh bằng cây nhà lá vườn. Những loại dược liệu này tương đối dễ kiếm, cách thực hiện đơn giản nhưng hiệu quả bất ngờ. Các bài thuốc hay mẹo vặt chữa rong kinh mang đến tác dụng giảm đau bụng kinh, điều hòa kinh nguyệt, làm giảm hiện tượng rong kinh rong huyết kéo dài, giúp chị em bớt lo lắng về những ngày “đèn đỏ” của mình.
Tuy nhiên, tác dụng của các mẹo chữa rong kinh này còn tùy thuộc vào cơ địa mỗi người, không phải ai cũng có hiệu quả nhanh chóng. Ngoài ra cần thực hiện lâu dài mới cảm nhận được tác dụng.
Để biết có những bài thuốc/mẹo vặt nào chữa rong kinh rong huyết, chị em có thể tìm hiểu các cách sau.
2. MẸO CHỮA RONG KINH TẠI NHÀ
2.1. Sử dụng lá ngải cứu
Ngải cứu từ lâu đã nổi tiếng là thảo dược “vàng” trong điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, rong kinh hiệu quả. Ngải cứu có vị đắng, cay, tính ấm, giúp ôn kinh, cầm máu, điều hòa kinh nguyệt. Ngoài ra còn có tác dụng bổ máu, chống viêm hiệu quả.
Cách thực hiện:
Có thể sử dụng cả lá ngải cứu tươi và khô
Lấy 1 nắm lá ngải cứu tươi rửa sạch sau đó sắc với 300ml nước
Đun sôi khoảng 5 phút sau đó tắt bếp
Uống nước ngải cứu khi còn ấm, ngày 2 lần sáng và tối sau ăn
Ngoài ra, chị em có thể sử dụng ngải cứu trong bữa ăn hàng ngày như luộc, hầm trứng, lá ngải rán trứng, gà hầm ngải cứu, canh ngải cứu…
2.2. Sử dụng lá lốt
Lá lốt không chỉ tốt cho các bệnh phụ khoa như viêm nhiễm nhờ đặc tính chống viêm mà loài “cây nhà lá vườn” này còn có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, chữa rong kinh nhanh chóng hiệu quả. Nếu chị em muốn tìm hiểu cách chữa rong kinh nhanh nhất có thể tham khảo bài thuốc từ lá lốt.
Tuy nhiên các bài thuốc từ lá lốt tập trung chủ yếu chữa đau nhức xương khớp, giảm viêm nhiễm phụ khoa nên chị em cần cân nhắc phương pháp này.
![]() |
Sử dụng lá lốt để chữa rong kinh |
Cách thực hiện:
Có thể sử dụng cả dạng tươi và khô
Lấy một nắm lá lốt tươi rửa sạch sắc với lượng nước vừa đủ
Sắc trong khoảng 10 phút thì tắt bếp
Nên uống nước lá lốt khi còn ấm. Ngày uống 2 lần sau bữa ăn
Tương tự như vậy có thể sắc lá lốt khô với nước và uống trong ngày
Lá lốt cũng là vị thuốc được dùng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Bạn có thể ăn sống trực tiếp hoặc chế biến thành các món ăn.
2.3. Mẹo vặt chữa rong kinh bằng lá cây tề thái
Tề thái hay còn gọi là đình lịch, cỏ tam giác, là cây mọc nhiều ở nước ta, thường gặp ở những bãi cỏ ven sông, ruộng hoang. Tề thái được y học cổ truyền giúp cầm máu cho các chứng ho ra máu, chảy máu đường ruột và tử cung, rong kinh, phù phổi, sốt.
Vì vậy bạn có thể sử dụng cây tề thái để cầm máu, giảm rong kinh rong huyết.
Cách thực hiện:
Cây tề thái rửa sạch, đem phơi khô
Mỗi ngày lấy từ 6-12g sắc nước uống trong ngày
Uống đều đặn từ 3-5 ngày trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt hoặc khi kinh nguyệt ra nhiều.
2.4. Chữa bằng cây thục địa
Thục địa hay còn gọi là sinh địa, là rễ (củ) của cây địa hoàng. Đây cũng là vị thuốc được y học cổ truyền ghi nhận có tác dụng bổ huyết, trị các chứng huyết hư, đánh trống ngực hồi hộp, kinh nguyệt không đều, rong huyết, chóng mặt, ù tại, mắt mờ.
Trường hợp âm huyết giảm sút gây nên hiện tượng băng huyết, rong huyết nhiều, người gầy yếu, họng khô miệng ráo, có thể sử dụng bài thuốc từ thục địa kết hợp với các dược liệu khác.
Cách thực hiện:
Nguyên liệu: Thục địa 12g, hoài sơn 12g, phục linh 8g, đơn bì 8g, trạch tả 8g, ô tặc cốt, long cốt, mẫu lệ 12g
Sắc với 500ml đến khi còn 300ml thì tắt bếp
Uống khi còn ấm, nên uống sau ăn
Sắc uống mỗi ngày 1 thang. Nên sử dụng trong vòng 10 ngày
2.5. Chữa bằng cây ích mẫu
Ích mẫu từ lâu được biết đến như một vị dược liệu bổ huyết, điều hòa kinh nguyệt hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, ích mẫu có tính hàn, vị đắng, có tác dụng hoạt tiêu huyết ứ, bổ huyết, hành khí hoạt huyết nên giúp kinh nguyệt đều hơn, điều trị các chứng rối loạn kinh nguyệt như đau bụng kinh, bế kinh, rong kinh, thưa kinh, cường kinh.
Cách thực hiện:
Lấy ích mẫu khô, ngải cứu, hương phụ, bạch đồng tử mỗi vị 12g sau đó sắc uống
Sắc với 500ml đến khi cạn còn 300ml thì tắt bếp
Uống khi còn ấm, ngày 2 lần. Mỗi ngày sắc 1 thang
Nên uống trước 3-5 ngày hành kinh hoặc uống trong thời gian hành kinh
2.6. Chữa bằng rau diếp cá
Diếp cá có tính mát, hỗ trợ thanh nhiệt, thông kinh mạch, kích thích lưu thông tuần hoàn máu. Đối với phụ nữ kinh nguyệt không đều, bị rong kinh kéo dài, xuất hiện những cục máu đông to có thể sử dụng diếp cá để tống huyết ứ.
Cách thực hiện:
Diếp cá tươi lấy lá, rửa sạch sau đó xay lấy nước uống
Có thể thêm 1 vài hạt muối để uống
Nên uống luôn không nên để quá lâu hoặc để qua đêm dễ bị biến đổi chất
Cách khác là bạn có thể ăn sống trực tiếp lá diếp cá
2.7. Chữa bằng gừng tươi
Gừng có tác dụng chữa rong kinh hiệu quả nhờ vào tính ấm, đả thông kinh mạch và tăng cường lưu thông khí huyết, giúp huyết ứ tại tử cung nhanh chóng được đẩy ra ngoài. Ngoài ra gừng cũng làm giảm tình trạng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt.
Cách thực hiện:
Gừng tươi lấy 1 nhánh rửa sạch, đập dập và hòa với nước ấm
Có thể thêm đường hoặc mật ong để có vị ngọt
Uống trà gừng khi còn ấm để giữ ấm cơ thể, tăng cường lưu thông khí huyết và giảm đau
Ngày uống từ 2-3 lần. Nên uống lúc đau để cơn đau được cải thiện
Ngoài ra bạn có thể ngậm 1 lát gừng để giảm đau và giữ ấm người
2.8. Chữa bằng nghệ
Nghệ hay tinh bột nghệ có vị cay đắng, tính ấm, mùi thơm nhẹ. Theo Y học cổ truyền, nghệ cũng giống như gừng, giúp hành khí, thông kinh, tăng cường lưu thông khí huyết, tán huyết ứ. Y học hiện đại chỉ ra curcurmin trong nghệ cân bằng hormone trước, trong và sau chu kỳ kinh nguyệt đồng thời điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng đau bụng kinh, rong kinh, bế kinh, kinh nguyệt không đều.
Cách thực hiện:
Nên sử dụng bột nghệ hoặc dung dịch nghệ ở dạng nano dễ hấp thu
Pha 1 thìa bột nghệ vào trong nước ấm, thêm mật ong để uống trực tiếp
Đối với dung dịch nano nghệ chỉ cần vài giọt nano nghệ pha với nước ấm, thêm mật ong và uống trực tiếp
Nên uống tinh bột nghệ hoặc dung dịch nano nghệ trong ngày, uống khi đau
Kiên trì thực hiện đến khi triệu chứng thuyên giảm
2.9. Chữa bằng cây nhọ nồi
Nhọ nồi từ lâu được biết đến là loại cây giúp cầm máu nhanh chóng nhưng chúng cũng có tác dụng chữa rong kinh hiệu quả nhanh chóng. Nếu muốn tìm cách chữa rong kinh nhanh nhất, bạn có thể tìm cây nhọ nồi.
Cách thực hiện:Lấy thân và lá của cây nhọ nồi rửa sạch
Xay hoặc giã lấy nước uống
Uống 2 lần vào buổi sáng và buổi trưa, nên uống sau ăn
Nếu khó uống có thể thêm một chút đường
Nên kiên trì thực hiện đến khi các triệu chứng thuyên giảm
2.10. Chữa rong kinh bằng đu đủ
Trường hợp bị rong kinh kéo dài, rong kinh cả tháng, chị em có thể sử dụng đu đủ xanh để làm giảm triệu chứng. Đu đủ giúp kích thích sản xuất Estrogen để bình thường hóa kinh nguyệt. Đu đủ xanh có chứa enzyme papain đảm bảo cơ tử cung hoạt động trơn tru bằng cách kích thích lưu lượng máu.
Cách thực hiện:Chế biến đu đủ xanh thành món gỏi, nộm, salad
Cách khác bạn có thể xay đu đủ hoặc ép lấy nước
Nên ngâm kỹ đu đủ để tránh nhựa đu đủ
Không nên uống nước đu đủ trong những ngày hành kinh
2.11. Chữa bằng quế
Quế cũng là một trong những mẹo dân gian chữa rong kinh hiệu quả được nhiều chị em truyền tai nhau. Quế có vị cay ngọt, tính ấm. Trong quế có chứa hydroxychalcone, đây là thành phần giúp điều chỉnh lượng insulin trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự ổn định của kinh nguyệt.
Khi dùng quế không chỉ giúp giảm đau mà còn góp phần điều hòa kinh nguyệt ở nữ.
Cách thực hiện:Pha 1 thìa bột quế với 250ml nước nguội hoặc nước ấm
Uống trong ngày, 1 ngày uống 2-3 cốc để giảm tình trạng mất máu khi rong kinh
Nên sử dụng trong vòng 3-5 ngày trước hoặc trong khi hành kinh
Uống nhiều bột quế có thể gây nóng, do đó đối với chị em cơ địa nóng cần cân nhắc
Ngoài bột quế có thể sử dụng trà quế
2.12. Chữa từ bột tầm xuân
Tầm xuân cũng là một trong những thảo dược được dùng điều trị chứng rong kinh, đau bụng kinh hiệu quả. Theo Y học cổ truyền, tầm xuân có tác dụng thanh nhiệt, kích thích lưu thông tuần hoàn máu, tiêu độc, giảm đau. Trường hợp rong kinh huyết ứ khi sử dụng tầm xuân có thể tống trừ các cục huyết ứ trong tử cung, giúp chị em đỡ đau tức bụng dưới khó chịu.
Cách thực hiện:Dùng rễ tầm xuân và cỏ nhọ nồi, tiên hạ thảo mỗi vị 30g, ngải cứu 10g
Sắc uống mỗi ngày một tháng
Uống khi còn ấm, có thể chia ngày 2 lần uống sau bữa ăn
Nếu muốn giảm tình trạng đau bụng kinh, chị em có thể sắc 120g trái tầm xuân lấy nước đặc sau đó hòa nước đó với một chút đường và rượu vang, uống khi còn ấm để giảm đau. Nên uống trong những ngày hành kinh bị đau bụng kinh.
2.13. Chữa bằng cây huyết dụ
Huyết dụ được trồng không chỉ với mục đích làm cảnh mà chúng có còn tác dụng chữa bệnh. Y học cổ truyền chỉ ra, huyết dụ có vị ngọt, tính bình, giúp cầm máu, tán huyết ứ, mát huyết. Do đó, chúng có thể điều trị tình trạng rối loạn kinh nguyệt gây đau bụng kinh, rong kinh rong huyết kéo dài.
Cách thực hiện:Chuẩn bị 3-4 lá huyết dụ tươi rửa sạch, thái nhỏ
Cho lá huyết dụ sắc với 300ml nước sắc đến khi còn một nửa thì tắt bếp
Chia nhỏ ngày uống 2 lần sau ăn.
Cách khác chị em có thể kết hợp với xơ mướp, rễ cỏ tranh và gừng tươi:
Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 20g xơ mướp, 10g rễ cỏ tranh, 8g gừng tươi
Rửa sạch các nguyên liệu trên sau đó thái nhỏ
Sắc với 300ml nước đến khi còn một nửa thì tắt bếp
Chia nhỏ uống ngày 2 lần sau ăn. Nên uống khi còn ấm
Các bài thuốc này nên thực hiện trong khoảng 2-3 tuần để cảm nhận hiệu quả.
2.14. Chữa bằng lá mùi tây
Nếu bị rong kinh kéo dài chị em có thể sử dụng lá mùi tây để cải thiện tình trạng này. Mùi tây có vị cay, tính ôn, thơm. Đối với người bị rong kinh rong huyết, mùi tây giúp điều tiết hormone Estrogen và Progesterone, từ đó giúp giảm tình trạng rong kinh cũng như đau bụng kinh.Cách thực hiện:
Có thể dùng hạt mùi tây hoặc lá mùi tây
Lấy 6g hạt mùi tây rửa sạch và sắc với 600ml nước
Sắc đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp
Chia thuốc thành 3 phần uống trong ngày. Nên uống khi còn ấm
Đối với lá mùi tây bạn có thể sắc tươi hoặc sắc khô. Nếu cảm thấy khó uống có thể cho thêm một chút đường.
2.15. Chữa bằng rau dền
Rau dền cơm hay rau dền gai đều có tính mát, vị ngọt nhạt, giúp lợi tiểu, trừ thấp, ngoài ra còn được dùng làm thuốc điều kinh, đặc biệt phần rễ. Rễ rau dền có thể thúc đẩy hoặc làm tăng lượng máu kinh đẩy ra ngoài để giảm tình trạng huyết ứ lại trong tử cung.
Cách thực hiện:Rễ rau dền cơm 15g, bạc thau 20g
Sắc nguyên liệu trên với 300ml, đến khi cạn còn một nửa thì tắt bếp
Uống trong ngày. Ngày 2 lần khi còn ấm
CHÚ Ý KHI DÙNG MẸO VẶT CHỮA RONG KINH TẠI NHÀ
Cũng theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, các mẹo vặt chữa rong kinh này nên thực hiện trong trường hợp bị rong kinh rong huyết nhẹ, nếu bị nặng chị em nên chủ động thăm khám để có biện pháp điều trị tốt nhất.
Ngoài ra, khi áp dụng các cách chữa rong kinh tại nhà cần lưu ý:
Lựa chọn các nguyên liệu sạch, đảm bảo an toàn
Nên rửa kỹ trước khi sử dụng
Nên uống trước 3-5 ngày hành kinh hoặc nửa tháng trước khi hành kinh để đạt hiệu quả
Nên dùng trong thời gian dài để cảm nhận được tác dụng
Kết hợp chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp
Tránh vận động mạnh trong những ngày kinh nguyệt nhiều
Nên thay băng vệ sinh thường xuyên để đảm bảo sạch sẽ, tránh nguy cơ viêm nhiễm
Thăm khám định kỳ nếu cảm thấy các cơn đau bụng dữ dội, mệt mỏi, hoa mắt, ù tai, ngất xỉu
Không nên dùng cho phụ nữ đang có thai hoặc người mẫn cảm với các thành phần trong bài thuốc
Đối với phụ nữ đang cho con bú cần tránh các cách có nguy cơ làm mất sữa hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ.
0 Nhận xét